Lagavulin đã từng là “cái bóng” của Laphroaig
Lagavulin được thành lập từ năm 1816 trên bờ Nam của Islay, còn được gọi là khu vực ‘Kildalton’. Nhà máy chưng cất Lagavulin được xây dựng sau 2 người “hàng xóm” Laphroaig và Ardbeg chỉ 1 năm. Gần 1 thế kỷ sau đó, nhà máy chưng cất Malt Mill đã được xây dựng ngay trên nền đất thuộc Lagavulin .
Người sáng lập của Lagavulin, John Johnston là một loại doanh nhân; chưa đầy một thập kỷ sau khi xây dựng Lagavulin, ông cũng đã mua nhà máy chưng cất Ardmore gần đó (không phải nhà máy Ardmore vùng Speyside). Ardmore ngừng sản xuất vào năm 1835 sau khi sát nhập với Lagavulin.
Nhà máy chưng cất Lagavulin được John Crawford Graham mua lại vào năm 1852 và được bán lại James Logan Mackie & Co. vào năm 1867. Năm 1878 James Logan Mackie đã bổ nhiệm cháu trai của mình, Peter Mackie, làm việc tại nhà máy. Peter sau này đã trở thành chủ sở hữu và trực tiếp tiếp quản Lagavulin sau khi James Logan qua đời vào năm 1889. Peter đã lãng phí chút ít thời gian, tuy vậy ông vẫn có thể tung ra sản phẩm mới, rượu whisky blend ‘White Horse’ dành cho thị trường nước ngoài chỉ một năm sau đó. Không may thay, mãi đến năm 1901, Lagavulin mới có thể xuất khẩu những sản phẩm này.
Loại whisky blend ‘White Horse’ (với thành phần chủ đạo là whisky single malt của chính Lagavulin) chính là thành công lớn và cũng là duy nhất của Peter Mackie.
Dù có đem lại thành công cho nhà máy, Peter cũng đã gây ra một số xáo trộn đối với nhà máy, đáng kể nhất có thể kể đến việc xây dựng nhà máy chưng cất Malt Mill vào năm 1908, một cách bất chấp. Lý do cho điều này là bởi một sự thay đổi trong chính sách tại nhà máy chưng cất Laphroaig gần đó. Trong nhiều thập kỷ (kể từ năm 1847), Lagavulin đã đóng vai trò là một trong những đại lý cho Laphroaig, bán rượu whisky được sản xuất tại nhà máy này. Tuy nhiên, vào năm 1907, chủ sở hữu của Laphroaig đã quyết định rằng, họ đã sẵn sàng để “tự thân vận động”.
Những điều nói trên đã khiến ngài Mackie tỏ ra bất bình và đã có nhiều hành động mang tính trả đũa với Laphroaig. Điển hình, ông đã xây một con đập để ngăn việc cung cấp nước cho người hàng xóm, tất nhiên chính quyền đã yêu cầu ông dỡ bỏ. Ông cũng cố gắng thâu tóm lại Laphroaig nhưng không thành công, cuối cùng ông tìm cách để tạo ra loại whisky giống như họ. Dựa vào kinh nghiệm làm việc với Laphroaig và thuê lại thợ thủ công của chính họ, ông đã làm lại các nồi chưng cất giống hệt cho nhà máy mới xây của ông – Malt Mill. Thế nhưng, cuối cùng thì các bạn cũng đã biết, Laphroaig vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ cùng thứ mạch nha có một không hai, còn Mackie thì quyết định hợp nhất Malt Mill và Lagavulin lại. Nếu bạn bước chân vào trung tâm đón tiếp khách du lịch của Lagavulin ngày nay, thì đó chính là nhà máy Malt Mill năm xưa.
Bỏ lại quá khứ và trở thành Lagavulin ngày nay
Sàn mạch nha hóa ngừng sản xuất vào năm 1974, kể từ đó Lagavulin mua mạch nha tại nhà máy Port Ellen gần đó. Lagavulin đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn trong những năm 1980, khi mà tại thời điểm đó, nhà máy này duy trì hoạt động sản xuất chỉ 2 ngày một tuần. Trong khá nhiều năm, họ chỉ có duy nhất một sản phẩm, chính là Lagavulin 16. Mọi hoạt động trở nên khởi sắc hơn vào năm 1991, và cũng có lúc, số lượng những chai Lagavulin 16 năm tuổi dường như không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ngày nay, vấn đề nguồn cung dường như đã được giải quyết cũng như số lượng các phiên bản khác whisky của nhà máy đã trở nên đa dạng hơn, từ loại năm 12 tuổi thông thường (đóng chai ở mức cask strength) cho đến loại 30 năm tuổi cực kỳ cao cấp. Dù vậy, đối với nhiều người, loại whisky 16 năm tuổi cũng như phiên bản ‘Distillers Edition‘ quen thuộc vẫn là 2 sự lựa chọn tốt nhất của nhà máy này.
Đánh giá Lagavulin 16 năm tuổi (UK)
Giới thiệu về Lagavulin 16 năm tuổi (UK)
Trong số những chai single malt whisky được coi là “Classic malt” của Diageo, thì Lagavulin 16 xếp ở vị trí thứ hai, sau Talisker 10 năm tuổi. Giống như những loại Single malt cổ điển khác, Lagavulin 16 chính là chai whisky biểu tượng của nhà máy kể từ khi nó ra đời cho đến tận ngày nay.
Tuổi đời khá cao, đến từ xứ sở của whisky than bùn – đảo Islay nổi tiếng, thật dễ hiểu tại sao Lagavulin 16 lại được ưa chuộng đến như vậy. Trong suốt nhiều năm, nó vẫn được coi là chai Islay bán chạy nhất, được yêu thích nhất toàn cầu.
Được đóng chai ở mức 43%, màu sắc của Lagavulin 16 năm tuổi (UK) vẫn là màu hổ phách đậm, gần với màu đồng nung. Thiết kế chai và vỏ hộp nhìn rất “cũ”, giống như bạn đang xem những tờ báo từ nhiều năm trước với chất giấy đã ngả vàng vậy.
Lagavulin 16 năm tuổi (UK) ngày nay vẫn duy trì được chất lượng ổn định, nhưng phải nói rằng loại whisky này vào thời điểm những năm 1990 thật quá sức tuyệt vời. Tuy vậy, thiết kế của những chai Lagavulin hầu như không hề thay đổi trong suốt hai thập kỷ trở lại đây. Điều này làm cho chúng ta rất khó để biết khi nào chai whisky Lagavulin mà bạn có thể tìm thấy ở cửa hàng hay ở những buổi đấu giá thực sự được đóng chai từ khi nào. Tuy nhiên, vẫn có những sự thay đổi nhỏ trong bao bì có thể cho phép bạn phân biệt sự khác nhau giữa các lô whisky với nhau. Các lô whisky lâu đời nhất (và ‘tốt nhất’) từ cuối những năm 1980 tới đầu những năm 1990 có thể được xác định bằng con dấu hoàng gia ở trên cùng của nhãn chai hình bầu dục dán dọc (“con dấu được ban bởi chính nữ hoàng”) và 2 dòng chữ “1816” và “Isla” được sơn vàng trên nằm ở hai bên của nhãn chai. Những chai whisky từ cuối những năm 1990 – dù không phải là siêu phẩm nhưng vẫn tuyệt vời – vẫn có con dấu hoàng gia, nhưng dòng chữ bằng sơn vàng bên cạnh nhãn hiệu. Đối với cả 2 loại chai này, phần chữ viết ở dưới cùng của nhãn đều ghi ‘White Horse Distillers Glasgow’. Dòng chữ này đã được đổi thành ‘Port Ellen’ đối với những chai whisky được phát hành sau năm 1999. Còn trong đối với những chai whisky mới nhất của Lagavulin, con dấu hoàng gia đã được đổi thành hình ảnh thuyền buồm.
Đây là phiên bản đã được đóng thuế tại vương quốc Anh, với con tem tròn màu đỏ nằm trên nhãn chai. Chính vì phải chịu thuế tại Anh nên giá của chúng cao hơn phiên bản thường một chút, và tất nhiên, chất lượng là không đổi.
Lagavulin 16 (UK) Tasting Notes
Hương: Phong phú, sâu lắng, nồng nàn với chủ đạo đến từ gia vị quế và vani. Lagavulin 16 (UK) nổi tiếng là một trong những chai có mùi khói nồng nàn và đặc trưng nhất của vùng Islay, vô cùng dày dạn. Tuy nhiên, nó cũng được cân bằng lại bởi những lớp gia vị ngọt ngào.
Vị: Hương vị đủ mạnh, dù không thực sự mãnh liệt như khi ngửi. Vị trên vòm miệng là sự cân bằng đến từ ba yếu tố: gỗ khô, khói dày dạn và vị ngọt của trái cây.
Hậu vị: Rất dài với gia vị cay, và lớp hương rất đặc trưng của mùi quế.
Kết luận: Ba yếu tố làm nên thương hiệu của Lagavulin 16 (UK) chính là gỗ khô, quế và khói. Ba luồng hương vị rất riêng biệt nhưng cân bằng tốt và kết hợp với nhau một cách hoàn hảo, cùng chất rượu nồng nàn dày dạn dễ dàng chinh phục bất cứ người yêu rượu khó tính nào